(duan-novaland.vn) Những tai tiếng tại một số dự án căn hộ xảy ra gần đây tại TP. HCM, dù không phải là xu hướng phổ biến nhưng đang được giới kinh doanh địa ốc ví như những “con sâu” làm vẩn đục cả thị trường bất động sản.
Bởi sau những lình xình của một vài dự án này, tình hình giao dịch của thị trường căn hộ tại TP. HCM đã giảm sút đột ngột, mà nguyên nhân chủ yếu do tâm lý dè chừng của người mua nhà.
Làm khổ thị trường căn hộ
Dù không quá sôi động, song thị trường căn hộ tại TP. HCM từ đầu năm đến tháng 4 được ghi nhận có sự phát triển khá tốt, thanh khoản ổn định. Tuy nhiên, gần đây, thị trường như bị gáo nước lạnh dội mạnh vào, mà “thủ phạm” được xác định là những tai tiếng tại một số dự án căn hộ do các chủ đầu tư làm ăn cẩu thả, thiếu uy tín gây ra.
Câu chuyện đầu tiên xảy ra tại chung cư The Harmona do CTCP Vật tư Xuất nhập khẩu Tân Bình (Tamexim) làm chủ đầu tư. Đơn vị này đã thế chấp tài sản là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất tại địa chỉ số 33 Trương Công Định, phường 14, quận Tân Bình, TP. HCM (dự án The Harmona) cho Ngân hàng BIDV, nhằm đảm bảo nghĩa vụ trả nợ vay của CTCP Thanh Niên (Thanh Nien Corp).
Thông tin này đã khiến cho hàng trăm hộ dân đang sinh sống tại chung cư này bàng hoàng, bởi họ đã mua nhà, đã nhận nhà và sinh sống ổn định tại đây hơn 3 năm qua, đồng thời, cư dân đang chờ chủ dự án bàn giao Giấy chứng nhận sở hữu nhà (sổ hồng). Sau rất nhiều lùm xùm, Thanh Nien Corp cam kết sẽ tất toán toàn bộ khoản vay tại ngân hàng trước ngày 15/6/2016 này, để giải chấp dự án và làm sổ hồng cho cư dân.
Vụ tai tiếng tại The Harmona chưa lắng xuống, thì thị trường lại đón nhận thêm thông tin Chung cư Bảy Hiền Tower bị cắt điện nước khi đã bàn giao căn hộ mà lỗi cũng do chủ dự án, đã tiếp tục tác động mạnh đến tâm lý người mua nhà. Theo Thanh tra Sở Xây dựng TP. HCM, Chung cư Bảy Hiền Tower đã xây dựng sai phép so với thiết kế được duyệt, chưa hoàn thành hệ thống điện, nước, phòng cháy chữa cháy, thang máy chỉ mới lắp ráp tạm, hệ thống hạ tầng chưa xong... Vấn đề lớn hơn câu chuyện cắt điện nước của dự án này là dự án chưa hoàn thành nên chưa được nghiệm thu, nếu những sai phạm không được khắc phục, hoặc khắc phục không được, thì dự án này sẽ khó được ra sổ hồng cho khách hàng.
Những trường hợp trên không mang tính đại diện, chủ dự án là những doanh nghiệp không có tên tuổi trên thị trường, nhưng quả thực đã tác động không nhỏ đến tâm lý chung. Theo ghi nhận của
Đầu tư Bất động sản tại nhiều doanh nghiệp địa ốc, sau khi những thông tin xấu liên quan đến các dự án này rộ lên, thị trường bị một cú sốc lớn, tình hình giao dịch tại nhiều doanh nghiệp giảm sút khá mạnh, bởi khách hàng mang nặng tâm lý hoang mang, ngờ vực đối với hầu hết dự án hình thành trong tương lai, thậm chí có không ít khách hàng từ bỏ ý định mua căn hộ để chuyển sang tìm mua nhà phố.
Không chỉ tác động mạnh đến tâm lý người mua nhà, tai tiếng từ những dự án kể trên đã đánh động các cơ quan chức năng với phản ứng gần đây nhất là Ngân hàng Nhà nước TP. HCM đã có văn bản yêu cầu các ngân hàng quản lý chặt dòng tiền, đặc biệt là các dự án bất động sản. Nếu chủ đầu tư sử dụng vốn sai mục đích thì phải xử lý nghiêm. Ngân hàng Nhà nước TP. HCM cũng yêu cầu các ngân hàng rà soát việc cho vay các dự án bất động sản để tránh trường hợp tương tự như The Harmona. Thông tin này cũng đang tạo ra tâm lý lo lắng của người mua nhà lẫn các chủ doanh nghiệp về việc thời gian tới, tín dụng của ngân hàng dành cho bất động sản sẽ càng khó khăn hơn.
Tàn dư của cơn sốt ảo
Từ sau năm 2013 đến nay, trải qua một giai đoạn “gạn đục khơi trong” khá dài, thị trường đã loại bỏ hầu hết các chủ đầu tư lôm côm, thiếu năng lực, thay vào đó là các chủ đầu tư thực sự có năng lực tài chính và uy tín trong đầu tư với nhiều dự án mới được đầu tư bài bản, giao nhà đúng hẹn như Novaland, Hưng Thịnh, Him Lam, Đất Xanh, Phú Long, Hưng Lộc Phát...
Song những tai tiếng xảy ra tại một vài dự án ít nhiều đã làm cho người có nhu cầu về nhà ở thực sự hoang mang trong việc chọn mua nhà. Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP. HCM, tâm lý hoang mang, dè chừng là dễ hiểu với những cú sốc khi người mua nhà bị đẩy ra đường như tại The Harmona hay Bảy Hiền Tower, thậm chí nguy cơ mất trắng do chủ đầu tư bán một căn hộ cho nhiều người như tại Chung cư Gia Phú (quận Thủ Đức), Petroland Mark (quận 2)... trước đó.
Vẫn theo ông Châu, nhìn từ thực tế cho thấy, hầu hết các dự án tai tiếng bùng phát thời gian qua là tàn dư của giai đoạn thị trường bất động sản diễn ra cơn sốt ảo. “Lúc đó, nhiều doanh nghiệp nhảy vào đầu tư các dự án bất động sản với mục đích lợi nhuận trên hết, sau khi bán được sản phẩm cho người dân đã không sử dụng tiền thu được đầu tư vào dự án như cam kết mà mang đi mua dự án khác, kết quả là không dự án nào làm đến nơi đến chốn, nhiều dự án phải mang đi cầm cố ngân hàng, hậu quả cuối cùng người mua nhà gánh chịu”, ông Châu nói.
Theo ông Nguyễn Đình Trung, Chủ tịch HĐQT Hưng Thịnh Corp, thị trường bất động sản gần đây đã bị ảnh hưởng bởi số ít các dự án tai tiếng, tồn dư từ giai đoạn trước. Do vậy, ông Trung đề nghị cần kiểm tra lại các dự án được cấp phép giai đoạn 2007-2008. Bởi theo ông Trung, năm 2007 thị trường sốt hàng loạt dự án được cấp phép, nhưng sau đó rơi vào khủng hoảng nên hiện nay nhiều dự án đang rơi vào cảnh “chết lâm sàng”, làm ảnh hưởng rất lớn đến quyền lợi của khách hàng. Tổng kiểm tra sẽ góp phần tạo thị trường lành mạnh, tránh rủi ro cho người mua, cũng chính là lấy lại niềm tin cho thị trường.
Tuy nhiên, cũng cần nhìn nhận, thị trường bất động sản hiện nay đã thể rõ sự chuyên nghiệp, đặc biệt là kể từ sau ngày 1/7/2015 đến nay, tức là giai đoạn có khá nhiều chính sách mới được áp dụng trong thực tế, khiến cho thị trường phát triển tốt hơn, minh bạch hơn. Rất nhiều chủ đầu tư đã thể hiện được uy tín, tính chuyên nghiệp qua các dự án đã triển khai. Do vậy, người mua nhà cần phải biết “chọn mặt gửi vàng”, trước khi mua cần tìm hiểu thật kỹ dự án, tính pháp lý cũng như tiềm lực và tên tuổi của chủ đầu tư.
Phải luôn đặt mình vào vị trí khách hàng khi phát triển dự án
Hiện quỹ đất tại TP. HCM ngày càng hạn hẹp, giá đất ở vị trí tốt khá cao; đội ngũ Novaland luôn cố gắng tìm nhiều cách để hạ giá thành sản phẩm nhưng vẫn giữ được chất lượng; giá bán sát với giá trị thực, nhằm đáp ứng được khả năng chi trả của nhiều khách hàng. Một chủ đầu tư chuyên nghiệp không nên bị cuốn vào những lợi ích trước mắt, mà cần có những kế hoạch lâu dài về xây dựng thương hiệu và kế hoạch phục vụ khách hàng tốt hơn, để có thể phát triển bền vững cùng thị trường.
Theo Tăng Triển
Báo Đầu tư Bất động sản
Sưu tầm và biên soạn bởi chuyên viên tư vấn Lưu Trọng Khanh
Tham khảo thêm các dự án của Novaland:
Dự án Newston
Dự án Kingstom
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét